Kỹ năng không thể thiếu của phiên dịch

Bạn có bao giờ tự đặt ra tiêu chuẩn hay mục tiêu cho mình về chất lượng dịch?

Dịch đúng bao nhiêu phần trăm bài nói gốc là đạt?

Không nói đến các mảng dịch ăn uống, giao lưu vui vẻ hay hướng dẫn du lịch đơn thuần, mình muốn nói đến dịch họp, hội nghị, đàm phán.

Nhiều khi phía Việt Nam chúng ta dùng thơ, vè, châm ngôn để diễn đạt hay so sánh một ý tưởng, quan điểm nào đó trong một cuộc họp hay hội nghị không liên quan gì tới văn học hay nghệ thuật.

Vậy người phiên dịch diễn giải đủ ý tứ của bài thơ, vè đó với một phiên dịch chuyên dịch văn học chuyển thể sang ngôn ngữ khác cũng rất hoa văn, đẹp đẽ thì ai là người dịch đạt?

Theo mình, cả 2 đều đạt như nhau. Dịch thơ ra thành thơ ngôn ngữ mới thì trình độ siêu nhân rồi, người nghe sẽ rất cảm kích, ngưỡng mộ nhưng trong một hội nghị ko liên quan đến văn học thì cũng ko yêu cầu trình độ đến mức đó. Mà chắc cũng chẳng mấy ai làm được. 😂

Do đó, quan trọng nhất là diễn giải đúng ý mà ko bị mất nhiều thời gian.

Không nói đến thơ, chỉ nói đến tiếng Việt nói chung cũng khá phức tạp như các cụ nói “Phong ba bão táp ko bằng ngữ pháp Việt Nam”. Ai đã trải nghiệm dịch trong cơ quan nhà nước cho các bác quan chức đều sẽ hiểu cảm giác này. Ngay cả tiếng Việt cũng phải xác nhận lại xem ý hiểu đúng chưa. Có những lúc câu chuyện đang liên tục, ko thể xin dừng mà xác nhận được.

Do vậy, phiên dịch nên làm gì?

Nếu là những nội dung quan trọng, nội dung liên quan đến mục đích, trao đổi trong cuộc họp thì ko hiểu là phải xác nhận lại ngay lập tức. Tránh hiểu sai rồi dẫn đến một loạt hiểu lầm sau đó.

Còn nếu là chuyện phiếm, làm quen thì nghe hiểu láng máng đại khái là dịch được. Mà nhất là muốn hiểu được, dịch được chuyện hài ra chuyện hài thì từ vựng phải phong phú, diễn đạt phải nhanh gọn.

Mỗi văn hoá có sự khác biệt trong quan điểm về sự thú vị, mối quan tâm do đó trực dịch có khi ko bao giờ gây cười đc, cần phải có sự linh hoạt cần thiết trong bất cứ nội dung dịch nào.

Chứ đang kể chuyện cười mà phải giải thích cho ông phiên dịch rồi 1 lúc sau đối phương mới đc cười thì hết hứng mất.

Kỹ năng quan trọng mình muốn nói là kỹ năng linh hoạt.

Không phải phiên dịch nào cũng luôn luôn dịch hoàn hảo được bất cứ nội dung nào. Phiên dịch giỏi cũng có lúc mắc tóc nhưng nhờ kỹ năng linh hoạt, ứng biến tốt họ vượt qua một cách suôn sẻ, hiệu quả.

Tóm lại, những người phiên dịch giỏi hiện nay đều là những người có kỹ năng linh hoạt xuất sắc. Khi nghe họ dịch, bạn có thể “À, ồ, hoá ra dịch ntn à” hoặc “Ô sao dịch đơn giản vậy mà mình ko nghĩ ra…”

Còn những người chưa có kinh nghiệm thường dịch rất dài, lòng vòng mà vẫn ko thoát hết ý.

Và để bồi đắp sự linh hoạt, bước quan trọng đầu tiên là nắm chắc các form mẫu cần dùng trong 2 thứ tiếng.

Tiếng Nhật tuy khó nhưng rất tiện lợi là có đủ form mẫu lúc nào dùng câu gì, cách nói nào. Vd như cảm ơn, xin lỗi, nhờ vả, đề nghị, mời chào, từ chối, thúc giục…

Tiếng Việt thì mọi người thường diễn đạt theo cách của mình nên mới thực sự là khó. Chính vì vậy, phiên dịch trước hết phải thuộc các cách nói trong tiếng Nhật và chuẩn bị 1 cách nói trong tiếng Việt phù hợp để gặp trường hợp nào là ứng biến được ngay. Hoặc khi đang hơi bối rối, có ngay 1 mẫu tương đương để bắn ra luôn, ko làm ngắt quãng bầu không khí.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top