Có một sự thật là bài thuyết trình càng dễ hiểu càng thu hút được nhiều khán giả.
Chúng ta thường thích nghe những bài nói dễ hấp thu, câu chuyện gần gũi hơn là những bài nặng về chuyên môn, học thuật.
Và chúng ta thường chịu đọc những bài viết ngắn hơn bài viết dài.
Thử hình dung tác giả kể một câu chuyện truyền cảm hứng và gửi thông điệp trong 10 phút với một bài phân tích lý luận, khoa học cũng trong 10 phút đó thì bài nào thu hút đám đông hơn?
Con người về cơ bản là những sinh vật rất tò mò và yêu thích các câu chuyện, đặc biệt là câu chuyện cuộc sống bởi vì nó dễ hiểu. Về cơ bản những gì dễ hiểu sẽ thu hút được số đông.
Nói về tiếng Nhật cũng vậy, viết bằng tiếng Nhật dài dòng mng cũng chỉ tìm tiếng Việt để đọc.
Trong khi mục đích của chúng ta khi nói ngoại ngữ, nói tiếng Nhật là gì?
Chúng ta nói tiếng Nhật để tìm sự tương tác hay để luyện cho riêng bản thân mình? Nếu để luyện cho bản thân thì thôi ko nói nhưng là để tương tác, để hiểu mình thì trước hết, cần phải viết, nói tiếng Nhật dễ hiểu.
Vậy làm thế nào? có một số cách mà mình vẫn áp dụng không chỉ khi nói tiếng Nhật mà cả khi dịch tiếng Nhật.
– Phải hiểu rõ điều mình muốn nói. Bạn muốn nói điều gì? muốn người nghe điều gì thì phải xác định rõ trong đầu đã. Còn chưa biết nói gì thì tốt nhất đừng nói ko lại thành vô duyên, nhạt nhẽo Khi dịch cũng vậy, phải hiểu mới dịch. Dịch theo ý hiểu chứ không phải dịch word by word.
– Nói những câu ngắn, đúng ngữ pháp. Đừng tự sáng tác ngữ pháp hay dịch từ tiếng Việt sang tiếng Nhật rồi mới nói. Còn khi dịch nếu câu gốc dài, có thể tách ra các ý để dịch.
– Chủ ngữ, vị ngữ rõ ràng. Mặc dù người Nhật ít dùng chủ ngữ khi nói để người nghe phải có trách nhiệm dựa vào văn cảnh đoán nghĩa nhưng chúng ta là người nước ngoài, ko đủ tự tin nói được như người Nhật thì hãy thêm chủ ngữ rõ ràng để ít nhất tránh để đối phương hiểu sai ý mình. Khi dịch thì thêm chủ ngữ dựa vào văn cảnh để người nghe còn hiểu chứ dịch sang tiếng Việt mà ko có chủ ngữ chẳng ai hiểu nói gì
– Không nói dạng phủ định 2 lần. Người Nhật ngại từ chối và ngại nói thẳng nên hay nói lòng vòng, nói dạng phủ định 2 lần. Vd “Tôi không nghĩ là cô ấy không đến” or “Tôi ko phải là ko đồng ý …”, những kiểu nói này làm mình xoắn não khi sắp tụt huyết áp mà vẫn phải dịch nên là chúng ta ko nên bắt chước ng Nhật mà thành nói sai hoặc gây hiểu sai nhé. Định khẳng định mà phủ định ko đủ nên thành phủ định chẳng hạn…
Ôi nói đến đây thấy đau đầu rồi đấy. Tóm lại phủ định là pđ, khẳng định là kđ nhé các bạn.