Một anh đồng nghiệp thân thiết hỏi mình “Sao em toàn post bài muộn thế?”.
Thực ra ko phải mình đăng bài muộn để câu like câu view mà là phải dạy con bé học xong mới có thời gian để làm việc riêng.
Vừa dạy nó học vừa nghĩ “Bọn này giờ ko bắt học thì biết làm gì nhỉ” rồi nhớ đến câu chuyện hồi cấp 3 với cô bạn thân.
Hai đứa vừa nghĩ đến những bạn cùng lứa nghỉ học, bỏ học để chơi bời lêu lổng không biết có chán không rồi nói với nhau:
“Này, tuổi này bọn mình ko học thì chẳng biết làm gì nhỉ”.
Hồi đó học vì ko có việc gì làm, ko biết chơi gì và vì bố mẹ bắt chứ ko phải vì muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn hay một ước mơ to lớn nào đó.
Rồi lên ĐH, học tiếng Nhật tạm ổn rồi tưởng có cái cần câu cơm thế là xong, ko cần học gì nữa, lao vào làm thôi.
Ai ngờ đến giờ ko ai bắt học mà lại tha thiết học hàng ngày.
Ngày xưa chính vì nghĩ tiếng Nhật mình ổn rồi nên tự tin quá, và khắt khe trong việc chọn người để theo học. Rồi chọn nhầm 1 khoá học đắt tiền và ko hiệu quả nên luôn chần chừ, thận trọng trong việc chọn khoá học, chọn thầy theo học.
Suy nghĩ đó đã khiến mình bị giới hạn khả năng học hỏi, phát triển trong một thời gian dài. Bởi vì chẳng có ai là hoàn hảo cả, không có ai giỏi trong tất cả các lĩnh vực. Có người giỏi về ngoại ngữ, có người giỏi về tính toán, có người giỏi về đối nhân xử thế, có người giỏi về lập trình, có người giỏi phân tích dữ liệu…
Cũng chính vì vậy, khi bắt đầu đứng lớp dạy các bạn về giao tiếp tiếng Nhật, về kỹ năng biên phiên dịch tiếng Nhật mình luôn cố gắng đặt mình vào tâm thế lo lắng của mình ngày xưa để làm.
Đợt trước mình có đọc được lời khuyên của những người thành đạt rằng nên đầu tư 5% thu nhập hàng tháng của mình cho việc học.
Có nghĩa là nếu lương bạn 10 triệu thì bạn nên đầu tư 500k/ mỗi tháng cho việc học bằng cách mua sách để đọc hay mua khóa học về kỹ năng nào đó hoặc đóng góp vào hội nhóm nào đó để học hỏi. Đầu tư vào việc học chính là đầu tư vào bản thân, khoản đầu tư không bao giờ lỗ.
Họ bảo, bạn cứ học đi, kiểu gì bạn cũng học được một cái gì đó từ các khóa học ấy. Bởi:
– Học các khóa học đấy là bạn đang lan tỏa, chia sẻ thù lao của mình cho người khác, khích lệ người khác cùng cống hiến, đóng góp cho cộng đồng.
Và khi mình làm như vậy với người khác thì đến lượt mình, có những người sẽ làm điều tương tự với mình.
– Và đừng nghi ngờ vào trình độ giáo viên bởi việc đó xuất phát từ tư duy fixed, nó chỉ cản trở việc bạn học hỏi mà thôi. Hãy cứ thoải mái tiếp thu, đặt niềm tin vào người đang dạy mình.
Còn nếu hết khóa học mà bạn thấy người dạy mình thực ra cũng chả hơn mình thì đừng có tiếc tiền vì bạn đã mua được sự tự tin rồi đấy, vì đã biết là à hóa ra mấy cái họ nói mình đã biết, đã được trải nghiệm rồi :))
Thực ra, nhiều khi đi học mất tiền chúng ta cứ mong muốn phải nhận được một cái gì đó hữu hình ví dụ như muốn được học đầy đủ lý thuyết từ A đến Z, có hướng dẫn xử lý từng tình huống cụ thể, có tài liệu chỉ dẫn tận tình đầy đủ nhưng dù nếu có đủ đi nữa có khi bạn cũng chả xem lại hoặc chẳng hành động thì kiến thức cao siêu gì cũng thành vô ích.
Và bạn ko biết rằng nhiều khi một bài giảng mà thay đổi được cả tư duy còn quý hơn gấp vạn lần những thứ hữu hình kia.
Bởi vì sau vài khóa học mất nhiều tiền, nhiều thời gian thì mình thấy cái mình được nhất đó chính là tư duy thay đổi. Mình nhìn nhận mọi thứ tích cực hơn, tìm được những người đồng hành trên con đường sự nghiệp và đặc biệt là, luôn thấy cơ hội khắp mọi nơi và muốn làm nhiều thứ hơn nữa