
Hôm trước trong một sự kiện công nghệ, mình hữu duyên nói chuyện với 1 bạn dev hơi có vẻ rụt rè, nhút nhát. Sau một vài câu bắt chuyện hỏi han thì bạn mạnh dạn chia sẻ hơn những quan điểm, suy nghĩ hay những lúc áp lực đã có của bạn.
Bạn học khoa Vật lý một trường đại học top 1 Việt Nam, học rất giỏi và một trong số ít được học bổng (mình ko nhớ rõ có phải của Bộ Giáo dục ko) cao cấp sang Hàn Quốc làm nghiên cứu sinh. Bên đó, bạn học cũng với thành tích xuất sắc ko kém gì trong nước nên được mời ở lại làm việc. Suốt thời hs sv luôn top đầu lớp với thành tích xuất sắc, đi du học nước ngoài bằng học bổng của nhà nước khiến bạn thấy mình “thật ra gì và này nọ” và cũng có chút kiêu ngạo.
Làm ở nước ngoài một vài năm đúng chuyên ngành đã học nhưng lại ko khiến bạn hứng thú, dần dần bị stress. Bạn nghĩ là do xa quê nên quyết định về nước cống hiến. Về nước rồi thì công việc đúng chuyên môn ko có nhiều, phải làm ở một thành phố khác xa gia đình cũng khiến bạn mệt mỏi không kém gì ở nơi xứ người. Rồi nhìn xung quanh những người bạn cùng lớp ngày xưa nay đang rất thành đạt ở nhiều mảng khác nhau, lúc nào cũng tràn đầy năng lượng làm bạn mệt mỏi hơn. Lần đầu tiên, bạn bắt đầu phân vân liệu đam mê của mình là gì.
Đã từng rất tự tin, hãnh diện về những điều mình đạt được, về khả năng của mình và rồi sau nhiều năm bạn lại tự đặt câu hỏi mình có thể làm được gì, điều gì khiến mình hạnh phúc. Rồi hàng ngày buồn chán, mệt mỏi mà ko tìm ra câu trả lời.
Nhiều ngày trôi qua, có những lúc bạn chui mình trong phòng tránh giao tiếp. Tất cả là vì áp lực đồng trang lứa, bạn vẫn còn giữ sự kiêu hãnh trong quá khứ của mình và vẫn luôn so sánh, đố kỵ với người khác, luôn tự tạo cho mình những áp lực và không dám thất bại.
Thế rồi sau một thời gian triền miên với những suy nghĩ tiêu cực, bạn đã dần nhận ra mình đang sống vì người khác, đang muốn làm vui người khác chứ ko phải thực sự sống cho mình.
Bạn nhớ lại những gì mình đã rất yêu thích, thứ đã khiến mình hứng thú và rồi bạn tìm lại về với IT. Bạn mạnh dạn vứt bỏ những thành quả cũ – những điều gia đình họ hàng tự hào, bạn bè ngưỡng mộ để bắt đầu lại từ đầu với tư cách là một junior dev ở độ tuổi 30. Nhưng bạn vui về điều đó, bạn thấy mỗi ngày trôi qua đều hứng khởi và thấy được là chính mình. Bạn thấy bạn đang thực sự phát triển và bạn tin bạn bắt đầu không hề muộn vì những trải nghiệm lv tại nước ngoài hay kinh nghiệm giao tiếp, tư duy tích cực đã giúp ích rất nhiều cho cv dev hiện tại của bạn.
Thời gian ngày hôm đó ko nhiều để mình có thể lắng nghe thêm câu chuyện của bạn hay bày tỏ sự đồng cảm với bạn ngay lúc đó nhưng nghe bạn nói, mình thấy phần nào chính mình trong đó. Mình vẫn luôn nhớ tới câu chuyện của bạn và nghĩ về nó và nhận ra “Học giỏi” chính là cái bẫy ngăn chúng ta dám thử thách, dám vứt bỏ, dám liều lĩnh. Nó làm cho chúng ta đòi hỏi bản thân quá nhiều thứ mà chưa chắc chúng ta cần, nó tạo cho chúng ta áp lực phải là số 1, phải liên tục cạnh tranh, nó làm chúng ta mất tự tin về những khả năng mà chúng ta có… và đôi khi kìm hãm chúng ta sáng tạo.
Bây giờ các công ty, nhất là các công ty lớn họ không hỏi về thành tích học tập của UV tại trường học, có chăng chỉ để đẹp CV trong mắt chính chúng ta. Cái họ quan tâm là kinh nghiệm, trải nghiệm của bạn có liên quan đến vị trí công ty cần. Như ở công ty cũ mình có rất nhiều các bạn tiến sỹ, cả tiến sỹ Toán về nước vào làm việc nhưng lại ko được đánh giá cao bằng các bạn học xong cấp 3 và tốt nghiệp các khoá đào tạo IT 2-3 năm.
Càng va vấp nhiều, trải nghiệm nhiều thì các kỹ năng mềm của chúng ta cũng được rèn giũa tốt hơn, có thêm những mối quan hệ tốt đẹp và thuận lợi cho công việc sau này.
Nhiều khi mình nghĩ, nếu bớt học kiến thức ở trường đi, nếu ít được người lớn kỳ vọng đi thì chúng ta có liều lĩnh hơn và đạt được nhiều thành quả hơn hiện tại không?
PS: ảnh Zon hướng dẫn 7 bước để gập con mèo.