PHIÊN DỊCH MỚI VÀO NGHỀ TÌM KIẾM CƠ HỘI NHƯ THẾ NÀO

Nhiều bạn học tiếng Nhật hay bất kì ngoại ngữ nào đều có mong muốn có thể làm phiên dịch. Có người muốn chọn đó thành nghề nghiệp, có người muốn coi đó là công việc nâng cao thu nhập.

Dù là nghề chính hay nghề phụ, khi mới bắt đầu nó, bạn sẽ gặp khó khăn khi tìm job.

Vậy làm thế nào để có những job đầu tiên, có những job liên tục hay có những job rất tốt?

Bài viết này dựa trên kinh nghiệm của mình, có những cái mình làm được, có những cái mình đã từng làm được (sau đó lười hoặc bận với việc khác…) nhưng nếu bạn chăm chỉ và có được sự nhiệt tình, hết lòng với cv thì đúng là chỉ sợ ko có sức để làm.

1. Nhận dịch mọi thứ, kể cả free, ko đc trả thù lao

Khi mới bắt đầu nghề dịch, chưa từng có kinh nghiệm thì ai dám thuê bạn. Hãy tự tạo kinh nghiệm cho mình bằng việc dịch tình nguyện cho các đoàn từ thiện, các sự kiện của người khuyết tật hoặc dẫn đoàn sinh viên đi thăm quan, du lịch hoặc các buổi Job Fair, triển lãm…

Và nhớ là hãy làm tốt nhất có thể để mọi người ấn tượng về bạn. Cơ hội các job có phí sau này cũng từ đây mà ra.

Ban đầu, mình cũng bắt đầu từ cv dẫn đoàn sv đi thăm quan hay dịch giá rẻ hoặc ko công cho các đoàn từ thiện. Những người đó sau này ko trực tiếp thuê mình nhưng họ lại giới thiệu khách khác cho. Hoặc ko thì mình có thêm kinh nghiệm viết vào profile.

2. Không sợ các phiên dịch kỳ cựu, tập trung vào khách hàng của mình

Những phiên dịch giỏi, kỳ cựu thường rất “đắt show” và nhiều kinh nghiệm nên rate cao. Chính vì vậy, có khi họ xao nhãng, thiếu nhiệt tình với các job bình thường và ko chăm sóc được khách hàng. Đây cũng chính là cơ hội để bạn thể hiện sự nhiệt tình, sức trẻ của mình trong những job này. Cứ học hỏi, va chạm những job bình bình để tiến lên những job có độ khó cao.

Một khi khách hàng hài lòng thì mức độ “repeat” cao và còn giới thiệu khách khác cho bạn.

3. Xây dựng ngách cho mình

Nếu bắt đầu sau, thật khó để bạn có thể chiến với mọi lĩnh vực. Nếu cứ đâm đầu vào, bạn sẽ gặp 1 trong 2 trường hợp: không bao giờ có job hoặc phải làm với giá rất rẻ.

Vì vậy, bạn cần chọn ngách hoặc một lĩnh vực thế mạnh của bạn.

Ví dụ ngách y tế, làm đẹp, tài chính ngân hàng, kiến trúc, môi trường, luật, công nghệ thông tin…

Nếu lĩnh vực đó, bạn mạnh nhất và chuyên sâu nhất thì hễ có job đó, người mà KH tìm đến luôn là bạn đầu tiên.

4. Làm làm làm, Học học học

Trong quá trình cần tích luỹ kinh nghiệm thì phải làm liên tục. Nghề dịch là nghề làm liên tục mới giỏi được. Vì vậy, lúc này cứ có job là phải nhận.

Ngược lại, khi ko có job thì lại tranh thủ “học”, luyện tập. Đây chính là bước chuẩn bị để chờ cơ hội tới.

5. Plus alpha – Cung cấp thêm giá trị cho KH

Mục này mình chưa làm được, sẽ viết thêm sau vài năm nữa 😂

Chúc bạn bắt đầu công việc đầy hào hứng và nhiệt tình.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top