Nhờ cuốn sách Phiên dịch cabin mà nhiều bạn mới bắt đầu nghề phiên dịch tiếng Nhật, và cả tiếng Hàn, tiếng Trung inbox tâm sự, nhờ mình tư vấn xem bạn nên lựa chọn con đường nào khi muốn trở thành phiên dịch: phiên dịch tự do hay phiên dịch trong một công ty nào đó.
Ngày xưa, mình cũng đã từng phân vân như vậy và cuối cùng lựa chọn trở thành phiên dịch trong công ty và thỉnh thoảng “đổi gió” chút.
Phiên dịch tự do:
– Được tiếp xúc nhiều lĩnh vực, nhiều người khác nhau vì vậy cơ hội học hỏi đa dạng. Được gặp những người giỏi mà nếu làm các cv khác khó có cơ hội gặp.
Vd như mình, nhờ cv pd mà mình có dịp được tiếp xúc với Thủ tướng, các bộ trưởng, Đại sứ, Chủ tịch – Bí thư các tỉnh thành, TGĐ các Tập đoàn lớn…
Mình được học hỏi và lv trong các lĩnh vực khác nhau như năng lượng, môi trường, đầu tư, IT, y tế, bất động sản, thẩm mỹ… Nếu làm trong 1 cty thì mình sẽ khó có cơ hội được tiếp xúc với đa dạng ngành nghề như vậy.
– Được hoá thân vào nhiều vai trò khác nhau: MC, điều phối dự án, kết nối kinh doanh, phụ trách gian hàng triển lãm… Tuy nhiên cũng tuỳ thuộc vào khả năng và mong muốn của mỗi người.
– Được đi nhiều nơi tuỳ theo yêu cầu và kinh phí của khách hàng.
Có những job cần phiên dịch họ đã quen hoặc ko tìm đc phiên dịch tại địa điểm lv nên sẽ book pd ở nơi khác như HN đến Huế, Đà Nẵng, tp HCM hay các tỉnh lân cận hoặc đi Nhật, đi Thái…
Làm trong cty cũng sẽ có cơ hội đi công tác nhưng chắc chắn ko nhiều bằng làm pd tự do. Bởi nghề pd tự do cũng là 1 cv di chuyển, phải đi cùng khách và lv tại các địa điểm khác nhau theo nhu cầu của khách.
Tuy nhiên, ko phải ai cũng thích đi lại nhiều. Nhất là các chị em phụ nữ nếu đã có gia đình thì cần sắp xếp.
– Cuối cùng, làm pd tự do thu nhập rất cao. Nếu lượng cv đều và sức khoẻ ổn định, bạn có thể có được mức thu nhập gấp 3 gấp 5 hoặc gấp 8-10 lần thu nhập khi làm cty. Mức thu nhập càng cao khi kỹ năng phiên dịch của bạn cao cũng như service cho KH của bạn cực tốt.
Đó là sức hấp dẫn khi chọn làm pd tự do. Ngược lại, có một số thách thức bạn cần lưu ý khi lựa chọn:
– Bạn cần có 1 sức khoẻ thật tốt để duy trì được cv và thu nhập.
Bản thân mình đi dịch 1,2 ngày mà phải di chuyển là rất mệt. Về nhà là ko còn sức làm gì.
Có đồng nghiệp của mình hồi mới làm, đi 1 tuần công tác cùng khách thì về ốm 2 tuần mới hồi sức…
– Khó từ chối cv và KH.
Ko đc khách book thì ảnh hưởng thu nhập mà nhiều khách book trùng lịch cũng đau đầu. Vì nếu từ chối nhiều, dễ lần sau KH ko nhờ nữa.
Hoặc nhiều khi mệt cũng ko dám từ chối, vẫn phải cố đi.
– Nguy cơ không ổn định và cạnh tranh ngày càng tăng.
Những pd rất giỏi trong ngành sẽ có nhiều mqh và lượng khách hàng lớn nên nhanh chóng phủ kín lịch, đặc biệt luôn là lựa chọn ưu tiên của KH nên cv và thu nhập sẽ ổn định hơn.
Còn nếu chỉ ở mức nhàng nhàng thì bạn sẽ luôn bị cạnh tranh về giá.
– Hơi cô đơn vì hầu hết là đi làm 1 mình với một đoàn khách. Đôi khi làm cho sự kiện gặp đc nhiều đồng nghiệp thì rất vui. Nhưng gặp đồng nghiệp mà mải buôn, ko tập trung phục vụ KH thì cũng dễ bị để ý.
– Không có lộ trình phát triển đi lên.
Điều này là rõ ràng, bởi làm nghề tự do, bạn ko trực thuộc cơ quan, tổ chức nào vì vậy chính bạn phải tự lên định hướng, mục tiêu cho sự nghiệp của mình.
Nếu làm cty, thì bạn đc định hướng trở thành quản lý hoặc phát triển theo các chuyên môn khác như nhân sự, sales, mua hàng, xnk…
Còn làm nghề tự do thì bạn phải xác định đc bước tiếp theo của mình, mình sẽ trở thành một pd chuyên nghiệp đến khi nghỉ hưu hay rẽ hướng sang làm tư vấn, kết nối, đào tạo… hoặc start up mảng nào đó.
Những thách thức của pd tự do cũng chính là ưu điểm khi bạn làm phiên dịch trong một cty.
– Có thể lv lúc tập trung cao độ, lúc chill chill relax.
– Thu nhập ổn định nhưng tăng chậm Cạnh tranh là có nhưng ko khắc nghiệt như pd tự do.
– Có lộ trình phát triển rõ ràng nếu tìm đc cty tốt
Tóm lại, dù chọn làm ở đâu thì bạn cũng đều phải cố gắng mỗi ngày để ko bị đào thải và kỹ năng, thu nhập liên tục tăng.
Tuy nhiên, để sống sót được với cv pd tự do thì bạn cần có kỹ năng tiếng Nhật, kỹ năng biên phiên dịch xuất sắc cùng lượng kiến thức khổng lồ. Đặc biệt là tiếng Nhật phải thực sự xuất sắc, thành thạo.
Một anh đại phiên dịch đã nói với mình: “nếu làm pd tự do, em phải đặt mục tiêu mình nằm trong Top 15 Việt Nam”. Nghĩa là phải trong Top đó mới có thể trụ lại trong ngành.
Còn nếu tiếng Nhật ở mức độ bình thường, dùng được nhưng chưa xuất sắc, chưa tự tin hoặc bạn ko định phát triển sự nghiệp chỉ theo hướng phiên dịch thì hãy chọn đầu quân cho một công ty để phát triển thêm chuyên môn ngoài tiếng Nhật.
Bản thân mình hồi chọn làm theo cty thì cũng chưa phân tích được ưu, nhược như thế này, mà chỉ đơn thuần là mình sợ sự ko ổn định. Vì nếu theo sẽ mất 1 khoảng thời gian đầu để tăng lượng khách hàng, tăng job nên thu nhập sẽ hơi bấp bênh chút. Do đó, mình chọn vào cty.
Nhưng phiên dịch vẫn là cv mình yêu thích nhất vì những lợi ích ở trên. Cảm giác mỗi lần dịch xong một cuộc họp dự án khiến 2 bên hiểu nhau, dịch
1 buổi đàm phán suôn sẻ hay một hội nghị, hội thảo được KH khen tốt hay đơn giản chỉ là bản thân cảm thấy mình đã “tròn vai” thật sung sướng!!!
Chúc bạn có được cảm giác sung sướng ấy dù lv ở bất cứ môi trường nào
