Mục đích của ngôn ngữ

Hồi xưa trong một giờ học luyện kaiwa, cô giáo – người mà mình vẫn luôn ngưỡng mộ bảo sinh viên đặt câu sử dụng mẫu ngữ pháp đã học.

Từng đứa đứng lên đọc câu của mình. Có đứa đọc được ngay, có đứa ngắc ngứ, có đứa ngần ngừ để nắn nót từng cái phát âm nhưng hầu như đều đặt những câu có nội dung đơn giản, giống nhau.

bảo: “Học ngoại ngữ quan trọng là phải có cái gì để nói chứ ko phải nói hay phát âm hay như thế nào”. Mình ko nhớ chính xác lắm nhưng đại ý là vậy. Một lời giảng của cô mà mình thấm thía mãi.

Chúng ta thường quá chú trọng đến phát âm sao cho thật giống người bản xứ, ngữ pháp phải thật chuẩn xác thì mới dám nói. Chính vì thế mà dễ bị mất tự tin khi thấy mình phát âm chưa hay, ngữ pháp chưa chắc chắn dẫn đến ngại nói, sợ nói.

Và rồi khi tự tin hơn rồi, có bao giờ bạn thấy “chẳng biết nói gì”, “chẳng biết nên làm gì” khi tiếp đoàn khách Nhật sang chơi, hay khi đi ăn với họ?

Phát âm hay, ngữ pháp đúng nhưng không biết phải nói gì thì việc học ngoại ngữ cũng ko đạt được ý nghĩa của nó, chưa nói đến việc chúng ta là người nước ngoài thì khó có thể phát âm giống y xì người bản xứ hay dùng ngữ pháp đúng trong mọi hoàn cảnh.

Mục đích của ngôn ngữ là để giao tiếp, diễn đạt cái suy nghĩ, tư tưởng của mình cho người khác hiểu. Còn chỉ phát âm và ngữ pháp, từ vựng thì mới là biết nói thôi. Thiếu quan điểm, thiếu kiến thức, thông tin để chia sẻ, để trao đi thì chúng ta sẽ trở nên kém thú vị.

Phiên dịch là nghề truyền đạt thay người khác về tư tưởng, quan điểm của họ. Nhưng cũng ko phải vì thế mà phiên dịch ko cần phải chú trọng đến việc cần có gì để nói ko. Một phiên dịch thường xuyên trau dồi kiến thức tổng quan và kiến thức chuyên ngành mình theo đuổi sẽ là phiên dịch có giá trị hơn và khác biệt so với những người khác. Người có kiến thức nền tốt thì câu từ truyền đạt mới dễ hiểu, nhanh hiểu điều người ta nói và nhất là sẽ linh hoạt để xử lý khéo léo các tình huống gặp phải trong công việc.

Chắc hẳn các bạn đều chứng kiến nhiều trường hợp 2 bên chẳng cần phiên dịch, chỉ cần keyword, ko cần câu cú chỉn chu mà vẫn hiểu nhau. Thậm chí nhiều khi chỉ cần body language mà 2 bên vẫn cười sặc sụa vì vừa hài vừa thấy bắt đúng sóng nhau?

Chúng ta tập trung học phát âm, ngữ pháp, từ vựng.. ko hề sai nhưng chỉ vậy thì ko đủ. Luôn trau dồi các kiến thức, thông tin sẽ giúp chúng ta dễ kết nối hơn với mọi người xung quanh.

Vậy học như thế nào để có cái để nói?

Cứ học theo cách bạn thích.

Học ngoại ngữ ko chỉ bằng giáo trình mà học ở đời sống, học qua phim ảnh, qua thời sự, qua sách báo, qua SNS… miễn sao bạn thấy hứng thú và mình tiến bộ mỗi ngày. Và nhớ là, phải lặp lại việc đó hàng ngày!

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top