nghề dạy học

Vừa rửa bát vừa nghe podcast tiếng Nhật là thói quen mỗi tối của mình. Cả nhà cũng dần quen với tiếng ồ ồ xì xồ liến thoắng bởi mình luôn phải nghe x1.5 mới kịp cái tính lúc nào cũng thích nhanh, thích vội.

Dạy học thực sự là một cách để bản thân phải học nghiêm túc, mà lại rất hiệu quả. Nếu không phải vì dạy, hướng dẫn cho người khác chắc mình ko nỗ lực, ko đào sâu đến thế.

Tự học cho bản thân có khi bỏ sót kiến thức còn một khi đã đi dạy thì không thể lường trước học viên có thể hỏi những điều gì nên phải tìm hiểu, chuẩn bị và chắc chắn kiến thức càng nhiều càng tốt.

Hôm trước nghe một diễn giả nổi tiếng của Nhật bảo “khác biệt là kỹ thuật trình bày, cách nói còn những điều tôi nói toàn điều bình thường cả. Các bạn thấy xem, tôi có nói điều gì mới đâu” mà cả hội trường cười nhưng vẫn muốn nghe tiếp, học tiếp 😂😂

Lạ thật, mình cũng thấy điều ông ấy nói bình thường nhưng cách nói truyền cảm hứng, khiến người ta dễ làm theo làm mình cứ xem đi xem lại mãi không chán 😄 và muốn áp dụng những điều họ nói vào các khoá học của mình.

Càng tìm hiểu càng phát hiện ra những điều hay. Phát hiện ra những bí mật trong accent hay intonation của tiếng Nhật mà nhất là cách nói tiếng Nhật tự nhiên của các phát thanh viên Nhật 😇😇

Phát hiện ra điều gì chỉ muốn có người để được chia sẻ. Sắp được chia sẻ với các bạn khoá Kaiwa Akimi rồi, tự nhiên lo lắng chuyển thành phấn khích 😄

Lại nhớ lại câu chuyện của một người em rằng “Em học một khoá 500 triệu mà vẫn thấy sướng, thấy đáng.” khiến mình suy nghĩ mãi xem phải xây dựng và dẫn dắt một lớp học như thế nào để người học cảm thấy giá trị họ nhận được nhiều hơn số tiền họ bỏ ra.

Chồng thì bảo “Vợ cứ tin rằng vợ có những điều mà người khác không có được. Vợ thấy bình thường nhưng chắc chắn có ích với người khác”. Ô ông chồng ít nói, ít khen mà lại nói được lời động viên quý hơn ngàn vàng này, phải chăng vì thấy vợ đang nỗ lực đào sâu chuẩn bị cho lớp học???

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top