Bàn về chuyện căng thẳng

段取り8分、仕事は2分

Hôm trước dự một workshop của diễn giả người Nhật xuất thân là một frontend dev nói về “Cách thuyết trình dễ hiểu”, mình ấn tượng nhất với câu nói này của chị.

Câu đó có nghĩa là để thành công trong bất cứ công việc gì thì việc chuẩn bị chiếm 80% còn làm thực tế chỉ 20%.

Giống như việc thuyết trình, thời gian thực tế họ nói chỉ có 1 tiếng nhưng thời gian chuẩn bị thì gấp 20-30 lần.

Hay như phiên dịch cho hội thảo, họp hành có 1-2 tiếng đi nữa, thời gian chuẩn bị lên tới 1-2 tuần là chuyện bình thường.

Thế nên nhiều khi khách cứ bảo “Nội dung đơn giản, ko có gì đâu em ơi” hay “Anh cứ nói thế nào thì em dịch lại thế là được” nhưng mà ko hề đơn giản, ko hề được như các anh nói đâu ạ 😭

Không biết đối tượng khách khứa là ai, bối cảnh câu chuyện thế nào, nội dung định trao đổi gì thì có phiên dịch đỉnh cao vẫn có thể bị khớp.

Ngược lại, khi khách đã gửi thông tin rồi, người phiên dịch chuẩn bị càng kỹ thì đến lúc đó càng nhàn, càng tự tin.

Nhiều người hay nói là bị 緊張 căng thẳng trước một việc gì đó quan trọng hoặc thậm chí chẳng quan trọng cũng căng thẳng, ví dụ như nói chuyện phiếm bằng tiếng nước ngoài với người nước ngoài chẳng hạn. Vậy lý do căng thẳng đó là do đâu?

Mình có nghe 1 podcast khác nói rằng căng thẳng có 2 loại tốt và xấu. Cả 2 đều liên quan đến sự chuẩn bị.

Căng thẳng tốt là do mình rất coi trọng việc đó, và mình muốn đạt kết quả tốt nên tự tạo áp lực cho mình. Căng thẳng này là tốt vì giúp mình tập trung và dồn sức để thực hiện điều mình mong ước. Vì căng thẳng nên mình tập trung chuẩn bị cho nó nhiều và kỹ lưỡng.

Căng thẳng xấu thực chất là sự lo lắng, bất an. Chính do không có sự chuẩn bị nên lo lắng không biết sẽ thế nào, sẽ ra sao. Ví dụ như phát âm hay sai, ngữ pháp biết ít nên ko dám nói, ngại nói và sợ khi phải nói với người nước ngoài. Đương nhiên có cả những yếu tố khác nữa.

Chúng ta không thể tránh được căng thẳng nên thay vì tránh, hãy lựa chọn cách căng thẳng tốt bằng cách chuẩn bị đầy đủ cho bất cứ công việc gì.

Ngay cả những cuộc phỏng vấn tuyển dụng mà mình từng tham dự với vai trò phiên dịch, những ứng viên có sự chuẩn bị luôn tạo thiện cảm hơn,

có kết quả tốt hơn những ứng viên tuy có vẻ giỏi nhưng lại ko có sự chuẩn bị, trình bày rất nhiều và không hiểu muốn PR điều gì.

Mình cũng đang bị căng thẳng và đang nỗ lực để nó trở thành căng thẳng tốt 🤩

Dù kết quả thế nào đi nữa, thì vì là mình đã cố gắng hết sức rồi, đã chuẩn bị rất kỹ rồi nên sẽ không phải hối hận nhỉ🥰

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top